Thứ bảy, 12-07-2025 
Menu Close Menu
Tin tức > Tin hoạt động Viện
Nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Quốc gia của đề tài “Giải pháp khoa học, công nghệ và mô hình nuôi trồng thủy hải sản bền vững vùng biển tỉnh Kiên Giang”
Ngày 04/04/2022 Văn phòng chương trình KHCN phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2018-2020 thuộc Bộ NN&PTNT đã tổ chức nghiệm thu cấp Quốc gia đề tài “Giải pháp khoa học, công nghệ và mô hình nuôi trồng thủy hải sản bền vững vùng biển tỉnh Kiên Giang” do TS. Phan Mạnh Hùng làm chủ nhiệm; Viện Kỹ thuật Biển là đơn vị chủ trì thực hiện đề tài

Căn cứ Quyết định số 436/QĐ-BNN-VPĐP ngày 24/01/2022 của Bộ NN&PTNT về việc thành lập Hội đồng và Tổ chuyên gia tư vấn đánh giá nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN cấp Quốc gia. Hội đồng gồm 09 thành viên, bao gồm:

1. GS.TS. Phan Thị Vân – Chủ tịch Hội đồng

2. TS. Trần Đình Luân – Phó chủ tịch Hội đồng

3. TS. Phạm Anh Tuấn - Ủy viên phản biện 1

4. GS.TS. Tăng Đức Thắng - Ủy viên phản biện 2

5. TS. Nguyễn Thanh Tùng - Ủy viên

6. TS. Nguyễn Xuân Thành - Ủy viên thư ký

7. Ông Phùng Sỹ Minh – Phó chi cục trưởng Chi cục thủy sản – Đại diện cho địa phương là Sở NN&PTNT tỉnh Kiên Giang

8. GS.TS. Nguyễn Hay - Ủy viên

9. TS. Đào Đức Huấn – Đại diện Văn phòng điều phối NTM Trung ương.

Tại buổi nghiệm thu TS. Phan Mạnh Hùng thay mặt nhóm thực hiện báo cáo tóm tắt các nội dung, sản phẩm chính và các kết quả đạt được của đề tài.

Sản phẩm của đề tài gồm: báo cáo tổng kết; báo cáo tóm tắt; 02 báo cáo chuyên đề; 02 bản đồ tỷ lệ: 1:25.000 (Bản đồ hiện trạng nuôi trồng thủy hải sản vùng biển tỉnh Kiên Giang; Bản đồ định hướng phát triển vùng nuôi trồng thủy hải sản bền vững trên vùng biển tỉnh Kiên Giang đến năm 2030); và 04 bài báo khoa học.

Các thành viên trong Hội đồng đều đánh giá cao kết quả nghiên cứu cũng như nhóm thực hiện dù trong thời gian thực hiện đề tài, có thời điểm dịch bệnh Covid19 rất căng thẳng ở Tp.HCM và ĐBSCL và đề tài đã thực hiện xong với một khối lượng lớn và có chất lượng tốt trong một thời gian rất ngắn (14 tháng), qua đó đã thể hiện tính làm việc một cách nghiêm túc, và khoa học của nhóm thực hiện.

Đề tài đã tổng quan được khá đầy đủ các vấn đề liên quan, các khảo cứu thực tế có sức thuyết phục cao. Ngoài ra nhiều kết quả nghiên cứu mới, phương pháp nghiên cứu hiện đại, độc đáo, một số công cụ nghiên cứu hiện đại (mô hình toán thủy thạch động lực và chất lượng nước, lý thuyết lan truyền các nguồn nước,…) đặc biệt vấn đề thủy động lực, sức tải môi trường, lan truyền mầm bệnh thủy sản, đa dạng sinh học,… được thực hiện rất công phu và khoa học và đây là những cơ sở để việc lựa chọn vùng nuôi tiềm năng được bền vững. Mặt khác, kết quả nghiên cứu của đề tài đã đề xuất được giải pháp KHCN và mô hình nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên, sinh thái, thuỷ động lực học và sức tải môi trường ở vùng nuôi tiềm năng và góp phần phát triển ngành nuôi biển Kiên Giang nói riêng và vùng biển Tây Nam nói chung. Kết quả sản phẩm nghiên cứu được chuyển giao cho địa phương để phục vụ ngành nuôi biển của tỉnh và tham khảo cho các vùng khác có điều kiện tương tự.

Với những kết quả đạt được, Hội đồng nghiệm thu đánh giá đề tài Đạt (chỉnh sửa theo ý kiến góp ý của Hội đồng)

Dưới đây là một số hình ảnh buổi nghiệm thu.

Ứng dụng sáng chế vào công trình bảo vệ bờ phòng chống xói lở
1. Công trình: Kè chống xói lở bờ sông Tiền thị trấn Hồng Ngự. 2. Địa điểm xây dựng: Thị trấn Hồng Ngự, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp. 3. Chủ đầu tư: Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Đồng Tháp. 4. Tư vấn thiết kế: Viện Kỹ thuật Biển 5. Đơn vị thực hiện: Trung tâm nghiên cứu công trình Biển 6. Chủ nhiệm công trình: Th.S Nguyễn Anh Tiến
Hoàn thành kè chống sạt lở ven sông Sài Gòn - Viện Kỹ thuật Biển là đơn vị thiết kế
Thực hiện công trình chào mừng Đại hội Đảng bộ Quận lần thứ VI nhiệm kỳ 2020 – 2025; đồng thời kỷ niệm 75 năm Cách mạng Tháng 8 và Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 – 2/9/2020); sáng 22/8, quận Thủ Đức đã tổ chức lễ công bố hoàn thành công trình bờ kè sông Sài Gòn (đoạn thuộc khu phố 5, phường Hiệp Bình Phước).