Thứ năm, 30-11-2023 
Menu Close Menu
Tin tức > Tin hoạt động Viện
Nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ độc lập cấp Quốc gia – ĐTĐL.CN -09/17 “Nghiên cứu giải pháp hợp lý và công nghệ thích hợp phòng chống xói lở, ổn định bờ biển vùng đồng bằng sông Cửu Long, đoạn từ Mũi Cà Mau đến Hà Tiên”.
Ngày 07/09/2023 Văn phòng chương trình trọng điểm cấp Nhà nước thuộc Bộ KH & CN đã tổ chức nghiệm thu cấp Quốc gia đề tài “Nghiên cứu giải pháp hợp lý và công nghệ thích hợp phòng chống xói lở, ổn định bờ biển vùng đồng bằng sông Cửu Long, đoạn từ Mũi Cà Mau đến Hà Tiên” do TS. Nguyễn Anh Tiến làm chủ nhiệm; Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam là đơn vị chủ trì và Viện Kỹ thuật Biển là đơn vị thực hiện đề tài.

Căn cứ Quyết định số 1371/QĐ-BKNCN ngày 30/06/2023 của Bộ KH&CN về việc thành lập Hội đồng và Tổ chuyên gia tư vấn đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp Quốc gia. Hội đồng gồm 09 thành viên, bao gồm:

1. GS.TS. Dương Thanh Lượng – Chủ tịch Hội đồng

2. GS.TS. Lê Đình Thành – Phó chủ tịch Hội đồng

3. GS.TS. Thiều Quang Tuấn - Ủy viên phản biện

4. GS.TS. Nguyễn Quốc Dũng - Ủy viên phản biện

5. GS.TS. Vũ Minh Cát - Ủy viên

6. PGS.TS. Nguyễn Viết Thanh - Ủy viên

7. PGS.TS. Nguyễn Bá Quỳ - Ủy viên 

8. PGS.TS. Trần Ngọc Anh - Ủy viên

9. TS. Khổng Trung Duân - Ủy viên.

Tại buổi nghiệm thu TS. Nguyễn Anh Tiến thay mặt nhóm thực hiện báo cáo tóm tắt các nội dung, sản phẩm chính và các kết quả đạt được của đề tài.

Sản phẩm của đề tài gồm:

Dạng I: 01 Công trình thử nghiệm phòng chống xói lở, ổn định bờ biển vùng ĐBSCL (đoạn từ Mũi Cà Mau đến Hà Tiên) dài 202m đầy đủ về số lượng, khối lượng và chủng loại đăng ký;

Dạng II: Các báo cáo 08 cáo cáo; Các Bản đồ, bản vẽ thiết kế 05 tập bản vẽ, bản đồ; Quy trình, hướng dẫn 01 báo cáo; đầy đủ về số lượng và chủng loại theo đăng ký

Dạng III: (1) Bài báo: 01 Bài báo khoa học đăng trên Tạp chí quốc tế có uy tín; 04 Bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành trong nước có mã chuẩn quốc tế ISSN; (2) Kết quả tham gia đào tạo trên đại học: 2 thạc sỹ; 1 tiến sỹ; đầy đủ về số lượng và chủng loại yêu cầu.

Các thành viên trong Hội đồng đều đánh giá cao kết quả nghiên cứu cũng như nhóm thực hiện đề tài dù trong thời gian thực hiện đề tài có phải gia hạn 2 lần do thời điểm dịch bệnh Covid19 rất căng thẳng ở Tp.HCM và ĐBSCL. Đề tài đã hoàn thành công trình thử nghiệm đê giảm sóng ở xã Khánh Hội huyện U Minh tỉnh Cà Mau vào tháng 6/2022 có chiều dài 202m cách bờ 100m với kết cấu đê cọc rỗng phức hợp được mô phỏng như cây rừng ngập mặn. Hiện công trình ổn định, các chỉ tiêu chất lượng và hiệu quả giảm sóng, gây bồi đạt yêu cầu. Đề tài đã thực hiện với một khối lượng lớn về nội dung nghiên cứu và có chất lượng tốt, qua đó đã thể hiện tính làm việc một cách nghiêm túc, và khoa học của nhóm thực hiện.

Đề tài đã tổng quan được khá đầy đủ các vấn đề liên quan, các khảo cứu thực tế có sức thuyết phục, đã nêu bật được các yếu tố chi phối (ngoại sinh/tự nhiên và tác động của con người) đến các qui luật bồi lắng và xói lở bờ và bãi biển ở vùng nghiên cứu. Các nội dung nghiên cứu được thực hiện đã cung cấp bức tranh khá toàn diện về hiện trạng chế độ thủy động lực và hình thái chi phối, các giải pháp bảo vệ bờ biển, phân tích các nguyên nhân, cơ chế gây xói lở cho 05 đoạn bờ biển khu vực nghiên cứu. Đã đề xuất được các giải pháp ổn định đường bờ phù hợp cho các đoạn bờ biển và áp dụng thử nghiệm cho một đoạn bờ biển cụ thể.

Để thực hiện các nội dung nghiên cứu đề tài đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau như điều tra khảo sát hiện trường, phân tích giải đoán ảnh vệ tinh đánh giá biến động đường bờ biển và diện tích rừng ngập mặn, phương pháp mô hình số thủy động lực và hình thái để hỗ trợ và khẳng định các lập luận về nguyên nhân gây xói lở, phương pháp mô hình vật lý để đánh giá hiệu quả giảm sóng của công trình đê ngần kết cấu rổng phức hợp. Những phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật sử dụng trong đề tài là hiện đại, phù hợp với mục tiêu và các nội dung nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu của đề tài có tác động tốt đối với kinh tế, xã hội trong việc chống xói lở bờ biển, giữ đất, góp phần giữ ổn định cuộc sống nhân dân và phát triển sản xuất vùng ven biển. Đề tài có 01 sản phẩm công trình thử nghiệm chuyển giao cho địa phương và đây là dạng công trình có nhiều triển vọng áp dụng vào thực tế sản xuất.

Với những kết quả đạt được, Hội đồng nghiệm thu đánh giá đề tài Đạt (chỉnh sửa theo ý kiến góp ý của Hội đồng)

Dưới đây là một số hình ảnh buổi nghiệm thu.

Hoàn thành kè chống sạt lở ven sông Sài Gòn - Viện Kỹ thuật Biển là đơn vị thiết kế
Thực hiện công trình chào mừng Đại hội Đảng bộ Quận lần thứ VI nhiệm kỳ 2020 – 2025; đồng thời kỷ niệm 75 năm Cách mạng Tháng 8 và Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 – 2/9/2020); sáng 22/8, quận Thủ Đức đã tổ chức lễ công bố hoàn thành công trình bờ kè sông Sài Gòn (đoạn thuộc khu phố 5, phường Hiệp Bình Phước).
Khánh thành hai công trình quan trọng kè Hiệp Thạnh, thị xã Duyên Hải và kè Cồn Nhàn, huyện Duyên Hải Tỉnh Trà Vinh - Viện Kỹ thuật Biển là đơn vị thiết kế
Hướng tới chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Trà Vinh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025, sáng ngày 06/10, tại ấp Chợ, xã Hiệp Thạnh, thị xã Duyên Hải, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND thị xã Duyên Hải và huyện Duyên Hải tổ chức lễ khánh thành hai công trình: Kè Hiệp Thạnh (thị xã Duyên Hải) và kè Cồn Nhàn (xã Đông Hải, huyện Duyên Hải).
Bê tông tự chèn cho nền đất yếu
Trong ảnh là những mảng bê tông liên kết gài tự chèn ba chiều được lắp ghép từ các tấm bê tông đúc sẵn, do ThS Nguyễn Anh Tiến, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu công trình biển, Viện Kỹ thuật biển, thuộc Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam tại TP.HCM nghiên cứu triển khai.
Ứng dụng sáng chế vào công trình bảo vệ bờ phòng chống xói lở
1. Công trình: Kè chống xói lở bờ sông Tiền thị trấn Hồng Ngự. 2. Địa điểm xây dựng: Thị trấn Hồng Ngự, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp. 3. Chủ đầu tư: Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Đồng Tháp. 4. Tư vấn thiết kế: Viện Kỹ thuật Biển 5. Đơn vị thực hiện: Trung tâm nghiên cứu công trình Biển 6. Chủ nhiệm công trình: Th.S Nguyễn Anh Tiến